Những tấm lòng vàng 7.1.2023
Theo thông tin mới nhất, Samsung đang chuẩn bị phát hành One UI 7 beta cho dòng Galaxy S23. Điều này diễn ra sau khi một nguồn tin đáng tin cậy phát hiện ra bản dựng One UI 7 beta mới mang mã S918BXXU8ZYC3 dành riêng cho Galaxy S23 Ultra trên nền tảng Checkfirm. Thông tin này cho thấy Samsung đang tích cực làm việc để sớm cung cấp bản cập nhật được chờ đợi cho người dùng Galaxy S23.Vào đầu tháng này, Samsung công bố kế hoạch phát hành One UI 7 beta cho dòng Galaxy S23 vào tháng 3.2025. Dự kiến, bản cập nhật beta sẽ được phát hành trong những ngày tới.Ngoài dòng Galaxy S23, Samsung cũng đang chuẩn bị phát hành One UI 7 beta cho dòng Galaxy Tab S10 và smartphone Galaxy A55, với kế hoạch phát hành ngay trong tháng này. Bản cập nhật One UI 7 ổn định dự kiến sẽ bắt đầu được phát hành vào tháng 4.2025. Nếu đang sử dụng smartphone Galaxy S23, người dùng hãy cài đặt bản vá bảo mật Android mới nhất (tháng 3.2025) để chuẩn bị cho bản cập nhật tiếp theo, có thể là One UI 7 beta.Trong bối cảnh nhiều người dùng Galaxy vẫn đang chờ đợi One UI 7, Samsung đã giới thiệu mẫu smartphone giá rẻ Galaxy F16 5G với 3 lựa chọn màu sắc xanh lam, đen và xanh lá, kết hợp hiệu ứng Ripple Glow độc quyền của Samsung mang đến vẻ ngoài thời trang cho thiết bị.Quan trọng hơn, Galaxy F16 được cài đặt sẵn One UI 7 với cam kết 6 năm cập nhật Android và 6 năm cập nhật bảo mật, biến Galaxy F16 trở thành một khoản đầu tư dài hạn hấp dẫn cho những ai tìm kiếm sự hỗ trợ phần mềm đáng tin cậy.Galaxy F16 sở hữu màn hình Super AMOLED 6,7 inch với độ phân giải Full HD+ và tốc độ làm mới 90 Hz giúp trải nghiệm cuộn trang trở nên mượt mà hơn. Điện thoại trang bị chip Dimensity 6300 đảm bảo hiệu suất ổn định cho các nhu cầu sử dụng hằng ngày cũng như chơi game ở mức độ vừa phải. Sản phẩm có các tùy chọn RAM 4 GB, 6 GB hoặc 8 GB, cùng bộ nhớ trong 128 GB có thể mở rộng thông qua khe cắm thẻ nhớ microSD.Với pin 5.000 mAh, Galaxy F16 cung cấp năng lượng đủ cho cả ngày sử dụng, đồng thời hỗ trợ sạc nhanh 25W giúp người dùng tiết kiệm thời gian sạc và nâng cao năng suất làm việc.Thiếu vắng VinFast, hàng chục mẫu ô tô điện vẫn 'tràn' vào châu Âu
Những ngày gần đây, nhiều giáo viên trên địa bàn H.Hoằng Hóa bức xúc khi đã được tuyển dụng vào viên chức nhưng không được xếp lại lương (tính theo năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc) theo quy định khiến họ bị thiệt thòi. Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, giáo viên khi tuyển dụng làm viên chức thì UBND cấp huyện (đơn vị tuyển dụng) phải căn cứ theo Nghị định 161/2018/NĐ-CP ngày 29.11.2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (có hiệu lực từ ngày 15.1.2019); Thông tư số 05 do Bộ Nội vụ quy định về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng lên hạng 2 và lên hạng 1 đối với viên chức hành chính, viên chức văn thư, viên chức lưu trữ; xếp lương đối với người được tuyển dụng, tiếp nhận vào viên chức (có hiệu lực từ ngày 15.8.2024) và một số quy định, hướng dẫn khác để xếp lương cho viên chức.Tuy nhiên, H.Hoằng Hóa đã "bỏ quên" việc xếp lại lương cho giáo viên được tuyển dụng làm viên chức trong giai đoạn từ năm 2018 - 2024, với số lượng 191 giáo viên. Không chỉ "quên" xếp lại lương mà H.Hoằng Hóa còn "quên" điều chỉnh phụ cấp thâm niên nhà giáo cho nhiều giáo viên khác. "Theo quy định thì chúng tôi thuộc diện được xếp lương với mức cao hơn hiện tại khi được tuyển dụng vào viên chức. Nhưng đến nay đã nhiều năm tính từ khi Nghị định 161 có hiệu lực, và hơn 6 tháng từ khi Thông tư 05 có hiệu lực, UBND H.Hoằng Hóa vẫn chưa thực hiện xếp lương tính theo năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho chúng tôi. Chúng tôi cũng đã làm đơn gửi UBND H.Hoằng Hóa, thậm chí đến trực tiếp hỏi Phòng Nội vụ huyện (đơn vị tham mưu, thực hiện các thủ tục xếp lương cho viên chức - PV) nhưng cũng không biết khi nào mới được xếp lương theo quy định", một giáo viên trên địa bàn H.Hoằng Hóa cho hay.Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Hùng Thao, Trưởng phòng Nội vụ UBND H.Hoằng Hóa, xác nhận việc huyện này chưa thực hiện xếp lại lương cho 191 giáo viên là đúng thực tế.Ông Thao lý giải nguyên nhân chậm xếp lại lương và tính phụ cấp thâm niên cho nhà giáo là do các quy định không nói rõ xếp lương tính từ thời điểm giáo viên được tuyển dụng vào viên chức hay từ thời điểm quy định có hiệu lực."Do các quy định chưa rõ ràng nên chúng tôi chưa biết khi xếp lương cho giáo viên thì tính từ thời điểm nào. Còn số lượng giáo viên và các loại hồ sơ chúng tôi đã tổng hợp, chuẩn bị đầy đủ. Do đó, chúng tôi đang có văn bản để gửi Sở Nội vụ xin ý kiến" ông Thao nói.Ông Thao cho biết thêm, sắp tới, khi có hướng dẫn của Sở Nội vụ, nếu tiến hành xếp lại lương và tính phụ cấp thâm niên nhà giáo thì phải cần gần 14 tỉ đồng để trả lại tiền cho giáo viên (giáo viên truy lĩnh) theo quy định. Do đó, H.Hoằng Hóa phải chờ tỉnh bố trí kinh phí thì mới có thể thực hiện.Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2018 - 2024 cũng tuyển dụng giáo viên vào viên chức như H.Hoằng Hóa, nhưng các địa phương đều căn cứ theo quy định hiện hành để kịp thời xếp lại lương cho giáo viên, nên không xảy ra tình trạng "bỏ quên" quyền lợi giáo viên như ở H.Hoằng Hóa.Sáng 21.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Trần Quốc Huy, Giám đốc Sở Nội vụ Thanh Hóa, cho biết ông chưa nhận được báo cáo của UBND H.Hoằng Hóa về sự việc như nêu trên.Theo ông Huy, về nguyên tắc là khi các địa phương tuyển dụng giáo viên phải thực hiện xếp lương theo quy định để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Ông Huy cũng cho biết, từ trước đến nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chưa từng xảy ra việc "quên" xếp lại lương cho viên chức như ở H.Hoằng Hóa hiện nay.
Những cách giúp cai nghiện smartphone
Liên quan đến vụ việc quán ăn bị tố "chặt chém" nhóm khách nước ngoài ở Nha Trang, sáng 7.1, lãnh đạo UBND P.Tân Tiến (Nha Trang) cho biết, tối qua (6.2), đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố đã làm việc với ông Hồ Văn Tâm (chủ quán ăn A.B ở đường Nguyễn Thiệt Thuật) để kiểm tra xác minh thông tin và sau nhiều giờ đồng hồ làm việc, đoàn đã yêu cầu tạm ngừng kinh doanh dịch vụ ăn uống của quán kể từ thời điểm kết thúc việc kiểm tra, lúc hơn 22 giờ 30 phút.Đoàn kiểm tra đồng thời cho biết sẽ có báo cáo xin ý kiến lãnh đạo UBND thành phố về hướng xử lý. Hiện trong quá trình xác minh nên cơ quan chức năng chưa đưa ra kết luận chính thức về vụ việc.Như Thanh Niên đã thông tin, làm việc với đoàn kiểm tra, ông Tâm xác nhận sự việc lan truyền trên mạng xã hội là tại quán ăn A.B, xảy ra tối 3.2. Tờ hóa đơn thanh toán hơn 20,4 triệu đồng (tổng tiền ăn hơn 15,7 triệu đồng, tính kèm phần "phụ thu ngày tết") cũng là in từ phần mềm máy tính tại quán. Tuy nhiên, ông Tâm cho rằng hóa đơn này "không dùng thanh toán, không được công nhận".Ông Tâm giải thích hóa đơn nêu trên được thực hiện theo yêu cầu của đoàn khách. Trước đó, nhân viên quán có tư vấn các món ăn trong hóa đơn chỉ đủ dùng cho 1 - 2 người, không đáp ứng được đoàn khách đông như vậy. Nhưng khách gọi món chế biến đủ cho 20 người ăn, số lượng tăng gấp 5 - 7 lần, "tiền cứ tính thoải mái".Đoàn kiểm tra sau đó đã trích xuất hóa đơn trên máy tính để kiểm tra, so sánh; yêu cầu ông Tâm cung cấp các giấy tờ liên quan đến việc kinh doanh dịch vụ ăn uống. Tại thời điểm kiểm tra, bước đầu ghi nhận ông Tâm chỉ xuất trình giấy chứng đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH Đại Phát Tâm Nha Trang (số 38 Nguyễn Thiện Thuật) do ông làm giám đốc.Ông Tâm thiếu rất nhiều giấy phép liên quan đến việc kinh doanh dịch vụ ăn uống; quán ăn tên A.B của ông còn có dấu hiệu sai biển hiệu, bảng quảng cáo, niêm yết giá không rõ ràng dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng.Trước đó, chiều 4.2, trong hội nhóm mạng xã hội Facebook hơn 375.000 thành viên, tài khoản Minh Hà đăng tải bài phản ánh việc quán ăn nêu trên có dấu hiệu "chặt chém" đối với nhóm khách người Trung Quốc khi tính giá cao bất thường đối với nhiều món ăn.Sau khi tiếp nhận thông tin phản ánh nêu trên, UBND TP.Nha Trang đã chỉ đạo các cơ quan liên quan kiểm tra xác minh ngay trong sáng 5.2. Tới chiều cùng ngày (5.2), đoàn kiểm tra liên ngành của thành phố đến quán ăn A.B thì không liên lạc được với ông Tâm. Lúc này quán ăn đóng cửa, khóa từ bên trong, ở phía ngoài toàn bộ biển hiệu đã được tháo dỡ và đặt ở khu vực bên cạnh lối vào. Đến tối 5.2, người dân có phản ánh rằng quán ăn này vẫn cho mở cửa kinh doanh dịch vụ như bình thường.
Nghị định 168/2024/NĐ-CP (Nghị định 168) chính thức có hiệu lực từ ngày 1.1.2025, gây ra nhiều ý kiến trái chiều, nhất là những người thường xuyên điều khiển phương tiện giao thông. Với mức xử phạt tăng cao so với Nghị định 100/2019/NĐ-CP (Nghị định 100), vi phạm giao thông trở thành mối lo ngại lớn. Mặc dù mức xử phạt đã tăng cao, vẫn có rất nhiều người thường xuyên mắc phải những lỗi vi phạm giao thông khiến bản thân phải trả giá đắt. Một trong những lỗi vi phạm giao thông phổ biến, dễ gặp trong dịp Tết là lỗi nồng độ cồn với mức phạt lên đến 40 triệu đồng đối với người điều khiển ô tô, 10 triệu đồng đối với người điều khiển mô-tô, xe máy.Ngoài ra, vẫn có một số lỗi vi phạm giao thông khác như sử dụng mô-tô, xe máy chở hàng hoá quá khổ, sử dụng xe máy leo vỉa hè và vượt đèn đỏ,... Đây đều là những lỗi dễ mắc phải nếu bất cẩn và chủ quan trọng quá trình tham gia giao thông. Để đảm bảo an toàn trong dịp Tết này, người điều khiển phương tiện cần tuân thủ quy định luật An toàn giao thông.
Dưa hấu vụ tết hứa hẹn bội thu
Hùng cho biết hành trình đạp xe về quê nghỉ tết của anh chàng bắt đầu từ lúc 15 giờ, ngày 25.1 và kết thúc lúc 20 giờ, ngày 26.1. “Nếu chỉ tính thời gian đạp xe, không tính thời gian nghỉ ngơi thì mình hoàn thành chặng đường 230 km trong 12 tiếng đồng hồ. Ngày 25, mình đạp 100 km, sau đó nghỉ ngơi đến sáng ngày 26 thì xuất phát và hoàn thành 130 km còn lại. Tốc độ trung bình mình đi là khoảng 20 km/giờ”, Hùng nói.Với tâm thế đi để trải nghiệm nên Hùng luôn ưu tiên sự an toàn lên hàng đầu. “Cứ đạp được 50 km thì mình dừng lại nghỉ ngơi và ăn uống khoảng 15 - 30 phút. Ở ngày đầu tiên, vì xuất phát trễ nên sau khi đi được 100 km, mình đã tạm dừng nghỉ qua đêm để sáng hôm sau đạp tiếp vì nếu đạp xe xuyên đêm có thể sẽ gặp nhiều rủi ro”, chàng trai chia sẻ. Hùng cho biết hành lý mà chàng trai này mang theo khi đạp xe về nhà nghỉ tết, bao gồm: quần áo, máy tính, vật dụng quay video, bánh kẹo, nước uống… với tổng cân nặng khoảng 20 kg. “Vì hành lý mang theo khá nặng nên làm mình nhanh mất sức và hạn chế tốc độ lúc lên dốc. Có lẽ khó khăn lớn nhất mà mình gặp phải là khi đi qua đèo Bảo Lộc với nhiều khúc cua gắt, dốc dài và đường gồ ghề. Ban đầu dự định là mình sẽ đi cùng một bạn nữa, nhưng do bạn có việc đột xuất nên đã về trước. Vì đi một mình nên gặp khá nhiều khó khăn, nhưng vì muốn trải nghiệm mình vẫn tiếp tục”, Hùng chia sẻ. Chia sẻ về lý do về quê nghỉ tết bằng xe đạp, Hùng cho biết: “Vì mình rất thích khám phá, trải nghiệm những gì chưa từng làm và cũng muốn thử sức mình xem tới đâu. Hành trình này cũng là một bài kiểm tra thể lực cho mục tiêu lớn hơn là đạp xe xuyên Việt”. Hùng chia sẻ rằng có rất nhiều lúc cảm thấy mệt mỏi, nhưng không có ý định bỏ cuộc. Bởi vì mục tiêu là hoàn thành hành trình với tâm thế vui vẻ và mục tiêu quan trọng là trải nghiệm cũng như đối diện với bản thân những lúc khó khăn. “Thực ra thì chặng đường 230 km cũng không phải là quá dài, đặc biệt là đối những người đã tập luyện chạy bộ và thể lực tốt thì không có gì quá khó khăn”, Hùng nói.Qua hành trình đi xe đạp về quê nghỉ tết, Hùng cho biết đã tích lũy thêm được những vốn sống, kinh nghiệm và nhiều bài học. “Giúp mình tự tin hơn về bản thân khi dám nghĩ dám làm, kiên trì cho tới khi đạt mục tiêu. Sau chuyến đi này mình cũng nhận ra rằng không có gì là không thể, người khác làm được thì mình cũng làm được. Cứ đi rồi sẽ đến, quan trọng đừng bỏ cuộc”, Hùng chia sẻ. Từ kinh nghiệm rút ra được sau chuyến đi này, Hùng chia sẻ thêm: “Chuẩn bị thể lực và tinh thần là điều quan trọng nhất. Mọi người nên lên kế hoạch rõ ràng, chia nhỏ chặng đường và nếu được hãy đi cùng với nhiều người sẽ an toàn hơn. Dinh dưỡng cũng là điều cực kỳ quan trọng, đừng để bản thân bị khát hay bị đói trên đường đi. Hơn nữa, yếu tố an toàn vẫn là hàng đầu, đừng quyết định mạo hiểm những gì mình không thể kiểm soát. Hạn chế tối đa hành lý nặng, chỉ mang những gì thực sự cần, như: điện thoại, đèn pin, lương thực, tiền mặt. Khi đi buổi chiều, tối nhớ bật đèn pin và đèn hậu, mặc đồ sáng để người khác có thể nhận diện mình. Giữ sức để chinh phục những con dốc, đừng quá mất sức ở những đoạn đường bằng phẳng".Là người đã theo dõi hành trình đạp xe về quê của Hùng, anh Nguyễn Phi Hùng, ngụ tại chung cư Miếu Nổi (Q.Bình Thạnh, TP.HCM), chia sẻ: "Mình cũng từng có những lần đạp xe chặng đường dài và khó. Vì vậy mình hiểu cái khắc nghiệt của hành trình đạp xe đường dài và vượt đèo như thế này. Khi Hùng chia sẻ là bạn sẽ đạp xe từ TP.HCM về huyện Di Linh, một quãng đường gần 250 km với nhiều con đèo và dốc thì mình cảm thấy lo lắng và cũng thiếu lòng tin. Tuy nhiên, mình đã theo dõi bạn qua từng chặng đường mà bạn cập nhật và cuối cùng Hùng đã làm được. Mình nghĩ chỉ có thể là ý chí mạnh mẽ và sự quyết tâm lớn cộng với nhiệt huyết của tuổi trẻ mới tạo nên kết quả này".